|
|
|
|
|
|
Phong Hải điểm sáng trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" cơ sở Ngày cập nhật 20/04/2012 Phong Hải là một xã bãi ngang ven biển, với địa hình thấp, nhiều nắng và gió, đơn vị hành chính loại I, cách trung tâm huyện lỵ Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế 27km về phía đông bắc, diện tích tự nhiên 555,64 ha; 1.184 hộ với khoảng 5.212 khẩu. Vùng đất nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, các lễ hội truyền thống của người dân sông nước như: lễ hội cầu ngư, đua ghe,...các món ăn truyền thống phong phú và đa dạng, đặc biệt là nước mắm Phong Hải đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của người dân Phong Hải nói riêng và huyện Phong Điền nói chung. Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, đặc biệt là Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện; Đảng ủy, UBND xã và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phong Hải xác định tầm quan trọng của công tác chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xác định phương châm phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Nội dung, kế hoạch của phong trào “TDĐKXDĐSVH” ở các thôn được cụ thể hóa và từng bước đi vào thực tiễn đời sống của nhân dân.
Kết quả, đến nay toàn xã có: 100% thôn được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 100% cơ quan, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 89,12% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hiện nay còn 10,5 % (đạt ở mức thấp nhất so với tỷ lệ của toàn huyện). Bên cạnh đó, xã đã huy động các nguồn lực để đầu tư các thiết chế văn hóa, thể thao như: nhà sinh hoạt cộng đồng thôn đạt 100%; sân vận động xã, sân bóng đá các thôn...
Các chỉ số xã hội tăng cao như: tỷ lệ trẻ em đến độ tuổi đến trường đạt trên 98%; số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng tăng lên rõ rệt; phụ nữ khám thai và tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi đạt 95%; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm 4-5 % /năm; hiện nay trong toàn xã còn 8,92 % hộ nghèo (theo chuẩn mới), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm; trên 90% dân số được sử dụng điện và nước sạch, không có nhà ở tạm bợ; các hoạt động TDTT được đông đảo người dân tham gia, đã xuất hiện nhiều gương điển hình trong phong trào rèn luyện thân thể, số người tập luyện thể thao thường xuyên tăng lên hàng năm, các trường học trong toàn xã đảm bảo giáo dục thể chất.
Mặc dù triển khai thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của thiên tai, song nhờ sự triển khai đồng bộ từ xã đến cụm dân cư; đặc biệt là sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong toàn xã, nên phong trào đã thực sự đi vào đời sống xã hội. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tai, tệ nạn xã hội đã từng bước được ngăn chặn; việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện theo nếp sống văn minh; các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Tinh thần đoàn kết gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắt chặt; các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian được sưu tầm và phục dựng, biểu diễn trong các dịp lễ, tết,...
Nhìn chung, chất lượng của phong trào ngày càng được nâng lên rõ rệt, đã tạo được niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, lành mạnh trong xã hội; nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Văn Khánh Trình
(Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phong Điền) Các tin khác
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 955.980 Truy cập hiện tại 613
|