|
|
|
|
|
|
Phòng dịch tay chân miệng và biện pháp phòng dịch Ngày cập nhật 25/10/2011 | Trạm y tế xã Phong Hải |
Bệnh chân tay miệng là một bệnh lý nhiễm trùng do virut gây nên. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi và trên 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào tháng 02 - 4 và tháng 9 - 12. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh tay chân miệng là: tổn thương da, niêm mạc dưới dạng nốt phỏng nước trên da và loét niêm mạc miệng.
Điều đáng lưu ý là bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện xấu như: Sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc ngủ li bì, bỏ bú, nôn mửa, co giật … nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong có thể xảy ra.
Đây là bệnh do virut gây nên, không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.
Để chủ động phòng bệnh cho trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:
1.Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
2.Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
3.Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không ăn chung thìa bát.
4.Luộc sôi hoặc ngâm Cloramin B 2% quần áo, tả lót cho trẻ ăn trước khi giặt sạch.
5.Thường xuyên vệ sịnh đồ chơi, sàn nhà bằng xã phòng, Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
6.Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng hoặc nước sạch, nhất là trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
7.Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp … Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
8.Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện các nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị.
9.Tăng cường dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Bs. Phan Thận, tổng hợp
|
| Thống kê truy cập Tổng truy cập 955.980 Truy cập hiện tại 913
|